Cách làm CV cho sinh viên: Hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia

17/06/2024

Việc có 1 bản CV hoàn chỉnh, chuyên nghiệp là bước đệm quan trọng giúp sinh viên thành công chinh phục công việc mơ ước. Vậy hãy cùng đến những hướng dẫn chi tiết về cách làm CV cho sinh viên trong bài viết dưới đây nhé.

cv-cho-sinh-vien

I. Bí kíp làm CV cho sinh viên

Có rất nhiều cách làm CV cho sinh viên nhanh chóng và hiệu quả, 1 trong số đó là sử dụng những template có sẵn. Bạn có thể làm theo 3 bước sau:

- Bước 1: Truy cập vào trang tạo mẫu cv chuyên nghiệp tại đây

- Bước 2: Lựa chọn mẫu CV ưng ý dựa theo các tiêu chí riêng (ngành nghề, số năm kinh nghiệm, ngôn ngữ, style thiết kế,...)

- Bước 3: Hoàn thiện các thông tin cần thiết và lưu CV

Sau khi đã có 1 CV xin việc ưng ý, bạn có thể thoải mái tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân. Với kho việc làm phong phú, nhiều vị trí chất lượng từ các doanh nghiệp lớn cùng công nghệ loại bỏ Job rác, lừa đảo, JobOKO sẽ giúp quá trình tìm việc của bạn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

II. Cách triển khai thông tin chi tiết trong CV

1 CV xin việc thông thường sẽ dài khoảng 1 - 1,5 trang, bao gồm những phần sau:

1. Phần đầu

Thông tin cá nhân và liên hệ

- Ảnh profile: Chụp rõ nét, chuyên nghiệp, không dùng ảnh selfile.

- Tên đầy đủ: Viết rõ ràng và đặt ở đầu CV.

- Số điện thoại: Sử dụng số điện thoại bạn thường xuyên dùng.

- Email: Dùng email chuyên nghiệp, chẳng hạn như tên riêng và họ @gmail.com.

Mục tiêu nghề nghiệp

Đây nên là 1 đoạn văn khoảng 3 - 4 dòng liệt kê những điểm mạnh cũng như chứng minh mức độ phù hợp của bạn với vị trí công việc đang ứng tuyển. Là sinh viên thì bạn nên thể hiện mục tiêu, định hướng sự nghiệp rõ ràng để nhà tuyển dụng nhìn vào và đánh giá.

2. Phần trung tâm

Trình độ học vấn

- Tên trường: Liệt kê từ gần nhất đến xa nhất.

- Bằng cấp: Đặt tên bằng cấp, chuyên ngành học.

- Thời gian học: Ghi rõ thời gian học từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

- Thành tích học tập: GPA (nếu trên 3.5), các giải thưởng, học bổng hoặc dự án đặc biệt.

Kinh nghiệm làm việc

- Tên công ty: Liệt kê theo thứ tự thời gian ngược (từ gần nhất đến xa nhất).

- Chức vụ: Ghi rõ vai trò công việc.

- Thời gian làm việc: Ghi rõ tháng/năm bắt đầu và kết thúc.

- Mô tả công việc: Sử dụng các gạch đầu dòng để liệt kê nhiệm vụ chính và thành tựu đạt được.

Kỹ năng chuyên môn

Bạn nên liệt kê khoảng 5 - 8 kỹ năng trong CV xin việc liên quan tới vị trí ứng tuyển, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. 1 điểm cần lưu ý là bạn cần thể hiện được những kỹ năng này qua các phần trên (học vấn + kinh nghiệm) rồi nhé.

3. Phần cuối

1 số thông tin bổ sung

Ngoài những thông tin phía trên thì bạn có thể thêm sở thích, các hoạt động xã hội, giải thưởng/ thành tích liên quan và thông tin về người tham chiếu (nếu được yêu cầu) để làm rõ hơn về bản thân.

III. Không nên đưa những thông tin gì vào CV?

- Tuổi tác/ Ngày sinh (Chỉ thêm nếu nhà tuyển dụng yêu cầu)

- Giới tính

- Tôn giáo

- Tình trạng quan hệ (Độc thân, đã kết hôn hay "phức tạp" → Không bao giờ đưa vào CV)

- Quốc tịch (tất cả những thông tin này đều quá cá nhân và nhà tuyển dụng chỉ hỏi khi họ thực sự cần biết)

- Màu sắc, thiết kế và phông chữ lạ (Luôn giữ CV thật tối giản)

- Địa chỉ email không chuyên nghiệp. Những email "kỳ quặc" hoặc quá trẻ con như nhockute9x@gmail.com sẽ gây ấn tượng sai lầm với nhà tuyển dụng. Bạn có thể tạo một email chuyên nghiệp mới, tốt nhất là thể hiện rõ họ tên của bạn, 1 cách rất nhanh chóng và miễn phí nếu cần.

- Nói dối. Bạn có thể nhấn mạnh những điểm tốt của mình, nhưng đừng bao giờ nói dối bởi chắc chắn bạn sẽ bị phát hiện.

- Địa chỉ nhà cụ thể (không nên cung cấp vì lý do bảo mật cá nhân, nhưng bạn có thể quyết định xem liệu có cần thiết bao gồm hay không).

Những điểm trên giúp giữ cho CV của bạn gọn gàng, chuyên nghiệp và tập trung vào các thông tin thực sự cần thiết cho nhà tuyển dụng.

IV. Một số lưu ý khi trình bày CV cho sinh viên

Đảm bảo tính chính xác:

Kiểm tra kỹ thông tin để tránh sai sót về chính tả và ngữ pháp. Sử dụng các công cụ kiểm tra ngữ pháp trực tuyến nếu cần.

Giữ CV ngắn gọn, cô đọng và chuyên nghiệp:

CV của bạn nên ngắn gọn, tập trung vào những thông tin quan trọng nhất. Thường thì một CV nên dài khoảng 1-2 trang.

Sử dụng số liệu thực tế:

Nếu có thể, đưa vào các số liệu cụ thể để chứng minh thành tích và kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc của bạn. Ví dụ: "Tăng doanh số bán hàng lên 20% trong vòng 6 tháng".

Tạo điểm nhấn cho các kỹ năng và thành tựu:

Sử dụng các gạch đầu dòng và in đậm để làm nổi bật những phần quan trọng. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra những kỹ năng và thành tựu của bạn.

Định dạng đơn giản và chuyên nghiệp:

Sử dụng phông chữ dễ đọc như Arial hoặc Times New Roman với kích thước 10-12. Đảm bảo rằng CV của bạn có cấu trúc rõ ràng, với các tiêu đề và phần khác nhau được tách biệt một cách rõ ràng. Tránh sử dụng màu sắc và hình ảnh không cần thiết.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu những chỉ dẫn về cách làm CV cho sinh viên đầy đủ và chi tiết nhất. Với hướng dẫn kể trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin tạo cho mình một bản CV chuyên nghiệp và ấn tượng. Đừng quên, một CV tốt không chỉ giúp bạn lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng mà còn là bước đệm quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!